Tập Hợp

You are currently browsing articles tagged Tập Hợp.

Trong đề thi chọn đội VMO của Khánh Hòa, có bài toán sau đây

Bài toán 1. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương $n$, đều tồn tại duy nhất một cặp số nguyên dương $(a,\,b)$ sao cho \[n = a + \frac{{\left( {a + b – 1} \right)\left( {a + b – 2} \right)}}{2}.\]

Bài toán này, nhìn bề ngoài rõ ràng là một bài Số Học, và ta cũng có những lời giải thuần Số Học cho nó. Read the rest of this entry »

Tags: , , , ,

Dân AnNam mình có truyền thống làm ít-hít nhiều, cứ nói đến thưởng cái gì là cãi vã toán loạn. Nên có lẽ, chúng ta cần quan tâm đến bài toán rất thực tế sau

Bài toán chia phần thưởng. Có $m$ phần thưởng khác nhau. Hỏi, có bao nhiêu cách chia chúng cho $n$ người sao cho ai cũng sẽ được ít nhất một phần thưởng?

Gọi $N(m,\,n)$ là số cách chia thưởng khác nhau, rõ ràng khi mà $m<n$ thì do số phần thưởng không đủ cho nên $N(m,\,n)=0$. Do vậy, ta chỉ cần xét tình huống $m\ge n$. Nếu như không quan tâm đến tình huống bất công, tức là ai đó sẽ chẳng nhận được phần thưởng gì, khi đó ta có bài toán rất dễ sau đây Read the rest of this entry »

Tags: ,

Bài giảng này viết về khái niệm tập hợp, một khái niệm nền móng và cơ bản của Toán Học hiện đại. Khái niệm tập hợp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong Toán Học, không chỉ vì cho đến nay, lý thuyết Tập Hợp đã trở thành một nhánh rộng rãi và phong phú, mà còn vì từ sự xuất hiện từ chừng hai thế kỷ trước, lý thuyết Tập Hợp đã và vẫn đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ Toán Học. Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ đưa ra các khái niệm cơ bản thuần túy, cùng các phép toán trên tập cơ bản nhất như giao, hợp, hiệu các tập. Một mục đích nữa của bài giảng, là cung cấp nền tảng khởi đầu cho môn Tổ Hợp. Vì thế, nên trong bài giảng có bàn đến các quy tắc xác định lực lượng tập hợp như nguyên lý cộng, bù trừ và nguyên lý nhân. Read the rest of this entry »

Tags: , , , , , , ,