Bài toán tính tích phân

Đưa ra bài toán sau, như một ví dụ về tư tưởng Counting In Two Ways ngay trong một bài toán không rời rạc.

Bài toán. Cho hàm số $f(x)$ thỏa mãn điều kiện$$x^{2019}-x f(x)-f(x)^{2019}=1, \quad \forall x \in[0 ; 1].$$Tính tích phân $I=\int_{0}^{1}(x+f(x))^{2} \mathrm{d} x$.

Lời giải. Đặt $-f(x)=h(x)$, ta có ràng buộc là $$x^{2019}+x h(x)+f(x)^{2019}=1, \quad \forall x \in[0 ; 1].$$ Với mỗi tham số $m\in [0;\,1]$, thì do đa thức $P_m(x)=x^{2019}+mx+m^{2019}$ tăng ngặt, đồng thời $P(0)P(1)\le 0$, cho nên luôn tồn tại duy nhất nghiệm $x_m$ của $P_m(x)$, đồng thời $x_m\in [0;\,1]$.

Như vậy, tồn tại hàm liên tục $h(x)$ thỏa yêu cầu và dDo là ràng buộc đối xứng, cho nên có ngay $h(h(x))=x,\;\forall\,x\in [0,\;\,1]$. Xét vật tròn xoay sinh bởi quay $(H)$ giới hạn bởi $h(x)$ và hai đường thẳng $\left(d_0\right):\,x=0,\;\left(d_1\right):\,x=1$ quanh $(Ox)$, ta có thể tích vật là\[V = \pi \int\limits_0^1 {h{{\left( x \right)}^2}{\rm{d}}x.} \]Cũng do tính đối xứng nên\[V = 2\pi \int\limits_0^1 {xh\left( x \right){\rm{d}}x.} \]Từ đó mà ta có $\int\limits_0^1 {h\left( x \right)^2{\rm{d}}x}=\int\limits_0^1 {xh\left( x \right){\rm{d}}x} $, cho nên\[\begin{array}{l}
I &= \int\limits_0^1 {{{\left( {x – h\left( x \right)} \right)}^2}{\rm{d}}x = } \int\limits_0^1 {{x^2}{\rm{d}}x – 2} \int\limits_0^1 {xh\left( x \right){\rm{d}}x + } \int\limits_0^1 {h{{\left( x \right)}^2}{\rm{d}}x} \\
&= \int\limits_0^1 {{x^2}{\rm{d}}x = \frac{1}{3}.}
\end{array}\]

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags: , , ,

Reply